Ăn nhiều rau củ quả giúp cơ thể luôn khỏe mạnh
Muốn tránh xa bệnh tật, hãy ăn thực phẩm tần số cao!
3 loại thực phẩm gây nguy hiểm chết người nếu chế biến sai cách
6 nguồn mì chính tiềm ẩn trong bữa ăn của bạn
8 cách đơn giản giúp cải thiện tâm trạng
Ngay từ thế kỷ thứ XX, Walter Bradford Cannon (1871 – 1945) nhà sinh lý học người Mỹ, Giáo sư Sinh lý học tại Trường Y Harvard, đã nhận rõ tầm quan trọng của sự cân bằng giữa acid và kiềm trong cơ thể con người, nhất là trong các chất dịch, đặc biệt là máu.
Độ pH trong máu người hơi có tính kiềm (7,35 - 7,45). Dưới hoặc trên phạm vi này đều cảnh báo dấu hiệu của bệnh tật. Độ pH dưới 7,0 là có tính acid, trên 7,0 là có tính kiềm.
Độ pH có tính acid xảy ra khi chế độ ăn uống có tính acid, căng thẳng, hoặc phản ứng miễn dịch kém. Cơ thể sẽ cố gắng bù đắp lại bằng cách sử dụng khoáng chất kiềm. Nếu chế độ ăn uống không chứa đủ các khoáng chất để bù lại, sự tích tụ của các acid trong các tế bào sẽ xảy ra.
Hậu quả là: Giảm khả năng hấp thụ các khoáng chất và chất dinh dưỡng; Giảm sản xuất năng lượng trong tế bào làm giảm khả năng sửa chữa các tế bào bị hư hỏng; Giảm khả năng giải độc kim loại nặng; Các khối u bắt đầu phát triển mạnh; Cơ thể dễ bị mệt mỏi và bệnh tật. Khi độ pH trong máu giảm xuống 6,9, cơ thể sẽ rơi vào hôn mê và tử vong. Một cơ thể có tính acid là một cơ thể bệnh tật!
Lý do độ pH trong cơ thể có tính acid (nhiễm toan) chủ yếu do chế độ ăn uống, đặc biệt ăn quá nhiều các thực phẩm có tính acid như thịt, trứng, sữa, quá ít các thực phẩm có tính kiềm như rau và hoa quả tươi. Ngoài ra, ưa thích các thực phẩm chứa đường, chất tạo ngọt hóa học hay cà phê, nước giải khát - thực phẩm có tính acid - cũng làm tăng tính acid trong cơ thể.
Công thức sử dụng thực phẩm để duy trì và khôi phục sức khỏe là:
- Để duy trì sức khỏe, chế độ ăn uống nên bao gồm 60% thực phẩm có tính kiềm và 40% thực phẩm có tính acid.
- Để khôi phục lại sức khỏe, chế độ ăn uống nên bao gồm 80% thực phẩm có tính kiềm và 20% thực phẩm có tính acid.
Biểu đồ các thực phẩm có tính acid và tính kiềm dành cho những người đang cố gắng “điều chỉnh” độ pH của cơ thể.
Các loại thực phẩm có tính kiềm bao gồm: Hầu hết các loại trái cây, rau xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng, các loại gia vị, thảo mộc, các loại hạt, hạt giống…
Các loại thực phẩm có tính acid bao gồm: Thịt, cá, gia cầm, trứng, thức ăn nhanh, nước giải khát...
Bình luận của bạn